Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Thầy cô phải mua chứng chỉ tin học, ngoại ngữ giá cắt cổ ở Tuyên Quang

Theo thông tin nhận được thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho biết, lãnh đạo Sở sẽ chỉ đạo kiểm tra thông tin mua chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giá "cắt cổ".

Ngày 9/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Hoàng Văn Thinh - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cho biết, lãnh đạo Sở đã nắm được thông tin, đồng thời sẽ cho kiểm tra việc mua chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giá "cắt cổ".

Trước đó, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) có công văn số 94/PGDĐT-TS ngày 25/4/2017 về việc đăng ký nhu cầu bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, tin học của cán bộ quản lý, giáo viên.

Các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện đăng ký lập danh sách cán bộ giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng để đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ, tin học theo quy định.

Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ/tiếng Anh bậc 2/cấp độ A2 là 90 tiết, với tổng số tiền là 3,5 triệu đồng.

Tiếng Anh bậc 3/cấp độ B1 là 90 tiết, với tổng số tiền là 5 triệu đồng.

Tiếng Anh bậc 4/cấp độ B2 là 90 tiết, với tổng số tiền là 7,5 triệu đồng.

Tiếng Anh bậc 5/cấp độ C1 là 90 tiết, với tổng số tiền là 8,5 triệu đồng.

Kinh phí ôn tập, thi, cấp chứng chỉ tin học là 1,6 triệu đồng.

Việc tổ chức đào tạo sẽ được tiến hành tại 3 địa điểm gồm, thị trấn Sơn Dương, Sơn Nam, Hồng Lạc.

Tuy nhiên, phản ánh tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một số giáo viên tại Tuyên Quang cho biết, việc học và làm chứng chỉ tiếng anh nói trên không đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng đào tạo.

"Hiện nay tại tỉnh Tuyên Quang đang ào ạt đào tạo cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong vòng 9 ngày, mỗi ngày 10 tiết.

Nhưng thực tế, giáo viên chỉ học có 6 ngày, vừa học vừa chơi là xong chương trình.

Số tiền phải nộp để có các loại chứng chỉ trên là 9 triệu đồng.

Vậy đây là hình thức học thật, hay là hình thức học trá hình để mua bằng một cách công khai và đúng quy trình?

Vậy chất lượng ở đâu khi giáo viên cầm chứng chỉ tiếng anh

Anh, ngoại ngữ với cách học này?", một giáo viên bức xúc chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.


Trước những phản ánh nêu trên, ngày 9/6, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Trọng Dương, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Dương cho rằng, đây là những phản ánh không có căn cứ. 

Tuy nhiên, vị trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thực sự đã không nắm rõ được quy định trong việc nâng ngạch, chuyển ngạch... nhưng vẫn "xúi" giáo viên đi học để được cấp các loại chứng chỉ nói trên.

Ông Dương giải thích: "Việc đào tạo bồi dưỡng này chúng tôi làm theo quy định của Bộ Giáo và Đào tạo. Ai muốn nâng ngạch thì phải có cái đó (chứng chỉ tin học, ngoại ngữ) hay sao ấy chứ?

Hiện nay chúng tôi còn nhiều giáo viên chưa được nâng ngạch. Giả sử bây giờ nâng ngạch người ta bắt phải có những chứng chỉ nói trên thì làm thế nào được?

Không ít giáo viên cầm được tấm chứng chỉ không thấy vui mừng, hãnh diện mà cảm thấy xấu hổ vì “nó giống như mình đi mua bằng một cách công khai”. 

Bởi, chỉ với 4 buổi đến lớp đã hoàn thành xong khóa học. Buổi đầu tiên ghi danh, nộp tiền và dặn dò lịch ôn, lịch thi…
Buổi thứ hai, thứ ba phát tài liệu để về tự ôn. Giáo viên hướng dẫn thêm một số nội dung để học viên chuẩn bị thi phần vấn đáp. 

Như mấy câu chào, câu hỏi thăm đơn giản, giới thiệu mình và gia đình, vài câu thăm hỏi thông thường, một số câu nói chúc ngủ ngon, chúc buổi tối vui vẻ…

Cùng với tập tài liệu là một số mẫu câu, đoạn văn được dịch sẵn, được trả lời…

Buổi thứ tư là ngày thi để cấp chứng chỉ. Hàng trăm giáo viên được xếp vào các phòng thi, họ cũng phải trải qua hai vòng sát hạch như thường lệ là vấn đáp và thi viết. 

Chỉ có điều khác lạ, giáo viên khi trả lời câu hỏi nếu sai có quyền giở tài liệu đem theo để trả lời lại. Hoặc cứ tự do nói vài câu tiếng Anh theo trí nhớ của mình mà không cần biết giáo viên sát hạch vừa hỏi gì.

Comment:
Bài viết cùng chủ đề

0 nhận xét:

Đăng nhận xét