Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Vinpearl Nha Trang Tiếp Nhận Cơ Hội Lớn

Với sự gia tăng cả về lượng và chất, du lịch xứ Thanh đã có một năm “bội thu” với “năm du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015”. Năm nay, tiếp nhận cơ hội này, liệu Kiên Giang có vượt hơn được tỉnh đi trước? Câu chuyện không chỉ trong tầm ngắn hạn của từng năm, mà còn là bài toán dài hơi của ngành du lịch Việt Nam.biệt thự Biển Vinpearl Luxury Nha Trang

Liên kết để phát triển bền vững
Năm Du lịch quốc gia 2015 có chủ đề Kết nối các di sản thế giới, với 61 sự kiện có quy mô lớn tại Thanh Hóa và các tỉnh thành có di sản, tạo nên một chuỗi các hoạt động liên tục, xuyên suốt và rộng khắp trong cả nước. Đặc biệt, các hoạt động này không chỉ được thực hiện trên bề nổi để truyền thông, mà còn gắn với việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, chất lượng tốt hơn. Nhờ đó, lượng khách đến tỉnh này năm 2015 đạt hơn 5,5 triệu lượt (tăng 21,9% so với năm 2014), đưa con số tổng thu nhập từ du lịch lên mức ấn tượng, đạt 5.180 tỷ đồng (tăng 40,4% so với năm 2014).

Trong số các sản phẩm du lịch mới được biệt thự biển Vinpearl Nha Trang trình làng cho năm 2015, có thể kể đến tour du lịch cộng đồng sinh thái văn hóa miền núi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, làng du lịch cộng đồng Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh); hay tuyến du lịch ngược xuôi Sông Mã… Bên cạnh “niềm tự hào” về biển được duy trì, những điểm đến mới với các trải nghiệm thú vị về văn hóa bản địa không chỉ thu hút du khách đến mà còn có thể kéo dài thời gian lưu trú, tham quan của họ trên địa bàn tỉnh.

Câu chuyện này không chỉ của riêng Thanh Hóa – địa phương đang nỗ lực lấy lại tên tuổi, xóa bỏ tệ nạn “chặt chém” du khách cũng như đổi mới hoạt động kinh doanh du lịch, mà có lẽ cũng là của rất nhiều địa phương khác. Bao năm qua, điệp khúc “giàu tiềm năng” vẫn được những người làm du lịch và giới truyền thông tua đi tua lại, song vô cùng thiếu thuyết phục khi đối chiếu với lượng khách, doanh thu và những phản hồi tệ hại của du khách. Một lần nữa, câu chuyện “liên kết vùng” được nhắc lại, hướng đến việc phát triển những sản phẩm đặc thù riêng của từng địa phương trong một chuỗi kết nối chung, tạo thế liên hoàn về dịch vụ, đồng thời mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Với cách làm này, mới đây Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An đã ký ghi nhớ hợp tác liên kết đầu tư phát triển du lịch, gia nhập nhóm các “liên minh” như tám tỉnh Tây Bắc, Hà Nội - Hạ Long - Ninh Bình, Đà Nẵng - Thừa Thiên - Huế - Quảng Nam, An Giang - Kiên Giang - Cần Thơ… Qua đó, từng bước phát triển du lịch bền vững, tạo ra những sản phẩm độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho rằng: Vấn đề liên kết từng được thảo luận rất nhiều nhưng có ba yếu tố cốt lõi cần tập trung. Đó là liên kết hạ tầng để tạo ra các tuyến, hành trình, gói sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành mang lại cho khách trải nghiệm thuận lợi nhất. “Mỗi địa phương trong chuỗi liên kết nên chọn ra những điểm đến để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, từ đó để liên kết hành trình”, ông Tuấn nhấn mạnh.



“Đổi mới tư duy, hành động cụ thể”
Đó chính là điều mà ngành du lịch cần có để những lợi thế của du lịch Việt Nam không còn ở dạng “tiềm ẩn”. Theo đó, việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch hiệu quả phải được đặt nền móng trên các trụ cột chính: ưu thế cảnh quan thiên nhiên - sản phẩm du lịch đặc sắc, sáng tạo - nhân lực - chính sách hỗ trợ. Theo các chuyên gia, để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất những lợi thế sẵn có, và để thực hiện được mục tiêu đứng trong top 10 điểm đến yêu thích nhất thế giới, ngành du lịch cần tập trung xây dựng sản phẩm theo hướng “Khác biệt và đẳng cấp”.biệt thự biển Vinpearl

Vậy thế nào là “Khác biệt và đẳng cấp”? Giám đốc một doanh nghiệp lữ hành đã đưa ra hai thí dụ rất cụ thể. Câu chuyện thứ nhất là về phường rối nước Hồng Phong (Ninh Giang, Hải Dương). Con số 300 suất diễn mỗi năm có thể quá đỗi bình thường đối với những Nhà hát múa rối tại Hà Nội, nhưng nếu biết đó là số suất diễn của một phường rối không chuyên sẽ thấy được sự “phi thường” của những người nông dân làm du lịch. Theo đó, khách “Tây” về phường rối Hồng Phong sẽ được đi tham quan Nhà lưu niệm rối, được xem biểu diễn rối nước tại thủy đình ngoài trời - không gian đúng nghĩa của rối nước chứ không phải những thủy đình trong nhà hát. Sau khi xem rối nước, khách sẽ được trò chuyện với những người biểu diễn, được xem cách vận hành của những con rối và được mua những con rối sứt sẹo đã qua biểu diễn về như một món quà lưu niệm. “Có lẽ, đây là sản phẩm lưu niệm hiếm hoi thoát khỏi cái mác “made in China”, và chính những chi tiết tưởng như rất nhỏ này mới thật sự làm khách “Tây” thích. Dù rất nhỏ, nhưng “đây chính là sự khác biệt”, vị giám đốc nhấn mạnh.

Câu chuyện thứ hai, mang tính thời sự hơn, đó là việc Tập đoàn Vingroup khai trương Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Nha Trang. Lần đầu tiên, khách du lịch sẽ được trải nghiệm mô hình vườn thú mở theo hình thức bán hoang dã vốn rất được yêu thích. Du khách sẽ tận mắt chứng kiến khoảng 3.000 cá thể động vật thuộc 150 loài đặc hữu đến từ Nam Phi, châu Âu, Ô-xtrây-li-a, Mỹ như hổ Bengal, linh dương Arab, linh dương sừng xoắn, sư tử trắng, vượn cáo trắng đen… Đặc biệt, Vinpearl Safari Phú Quốc sở hữu bộ sưu tập “khủng” với những loài động vật quý hiếm hàng đầu Việt Nam như 200 cá thể hồng hạc, 100 tê giác, 60 hươu cao cổ… “Việc đưa vào khai thác Vinpearl Safari Phú Quốc chính là cung cấp một sản phẩm du lịch “Đẳng cấp” cho khách du lịch. Chính nó, lại góp phần khẳng định đẳng cấp của quần thể siêu dự án du lịch - nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc”.

Cùng với quyết tâm của những người làm chính sách, hy vọng, việc thay đổi tư duy làm du lịch theo hướng “Khác biệt” như rối nước Hồng Phong hay “Đẳng cấp” như Vinpearl Safari Phú Quốc sẽ là những nhân tố để Du lịch Việt Nam lọt vào danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2016. Như một dự đoán đã từng được hãng nghiên cứu công nghiệp toàn cầu RNCOS đưa ra từ 2007.

Comment:
Bài viết cùng chủ đề

0 nhận xét:

Đăng nhận xét